Giải quyết vấn đề
Những bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi phát hiện ra con cái của họ có năng lực và có tài xoay xở như thế nào trong việc giải quyết khó khăn của chúng, cùng với một chút chỉ dẫn. Tất cả trẻ con đều phải đối mặt với khó khăn; đó chính là một phần cần thiết trong quá trình phát triển. Thông qua việc đương đầu với những thách chức, chúng học được những kỹ năng giải quyết vấn đề rất cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống sau này. Cần thời gian và sự kiên nhẫn để giúp con cái học cách giải quyết vấn đề riêng của chúng, nhưng đó lại là sự đầu tư khôn ngoan sẽ được chia phần lời cao một khi chúng lớn hơn, vấn đề của chúng càng phức tạp, phần đầu tư cũng sẽ càng cao hơn.
Một trong những khuynh hướng thường gặp ở những bậc cha mẹ chính là gấp gáp sửa chữa vấn đề và đưa ra câu giải đáp. Việc ấy có thể đáp ứng nhu cầu tức thì, nhưng lại cản trở quá trình học hỏi. Cũng tương tự như câu nói: Cho một người con cá, bạn chỉ nuôi sống anh ta một ngày; còn dạy một người câu cá là bạn nuôi sống anh ta cả đời. Việc dạy đứa trẻ giải quyết vấn đề quan trọng và có ích về lâu dài hơn là việc chỉ đưa ra giải pháp. Giúp đỡ con cái giải quyết vấn đề của chúng cũng thể hiện rằng bạn có lòng tin nơi chúng, điều này nâng cao sự tự tin và tự trọng của trẻ.
Đây chính là cách Thiên Chúa thực hiện đối với chúng ta. Ngài có thể giải quyết tất cả những vấn đề của chúng ta chỉ bằng một cái búng tay, nhưng Ngài thường trông mong chúng ta lý giải tường tận sự việc, xem xét những cơ hội và làm những gì chúng ta có thể trước khi Ngài can thiệp và thực hiện những gì chúng ta không thể. Ngài đòi hỏi chúng ta phải tìm ra giải pháp và hướng dẫn chúng ta từng bước một, không phải làm cho cuộc sống của chúng ta thêm khó khăn nhưng là để giúp chúng ta trưởng thành hơn nhờ sự trải nghiệm.
Xây dựng sự tự tin
Cho dù cha mẹ yêu thương con cái như thế nào và cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng như thế nào, sẽ luôn có những tình huống xuất hiện khiến cho đứa trẻ cảm thấy thiếu tự tin, và sự thiếu tự tin thường được phản ánh trong cách cư xử.
Cư xử sai trái cần phải được sửa dạy, nhưng nếu cha mẹ không hiểu rõ ngọn ngành, thì việc sửa dạy sẽ trở thành trở ngại thay vì là sự giúp đỡ. Liệu cách cư xử xấu có phải là những nông nổi nhất thời của trẻ con - một ý nghĩ xấu nhưng có vẻ tốt và thú vị? Hay nó chính là kết quả của sự thiếu tự tin - cố gắng để phù hợp, để gây chú ý, hay để có những người bạn mới sau khi chuyển đến chỗ ở mới hoặc chuyển trường chẳng hạn? Cư xử sai trái chỉ là một dấu hiệu, vì thế sự sửa dạy đơn thuần cũng giống như việc cắt tỉa đi phần ngọn của cỏ dại; không bao lâu nó sẽ mọc lại. Cha mẹ cần phải xác định rõ ràng và giải quyết phần cội rễ của vấn đề, nguyên nhân cốt lõi và sâu xa.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ trưởng thành của đứa trẻ, hãy cố gắng giúp đứa trẻ tự đưa ra kết luận bằng cách tiếp cận từ góc độ giải quyết vấn đề. Điều đó có thể không dễ dàng trong lúc đang giận dữ, nhưng hãy nhớ, mục đích chính là sửa chữa vấn đề chứ không phải trừng phạt con trẻ. Bằng cách phân biệt rõ giữa vấn đề và đứa trẻ, sau đó cùng với đứa trẻ chuyển vấn đề thành một tình huống học hỏi. Chúng ta có thể xây dựng lòng tự tin của chúng thay vì là huỷ hoại, ngay cả trong những hoàn cảnh có vẻ rất tiêu cực.
Không phải đứa trẻ nào cũng cư xử không đúng đắn khi chúng cảm thấy thiếu tự tin; một số trẻ sẽ rút lui, hoặc sa sút. Tuy nhiên, khi có biểu hiện của sự thiếu tự tin, bước đầu tiên để sửa chữa vấn đề chính là nhận biết nó, và bước thứ hai chính là giải quyết nguyên nhân gây ra nó từ góc độ tích cực.
Nuôi dưỡng sự tôn trọng lẫn nhau
Sự tôn trọng lẫn nhau sẽ củng cố mối dây gắn kết yêu thương trong mối quan hệ cha mẹ và con cái. Nó cũng tạo ra tình đoàn kết, sự vâng lời và biết ơn.
Sự tôn trọng trong gia đình được thể hiện thông qua sự quan tâm, thông hiểu, ân cần, sẵn lòng lắng nghe và thích trò chuyện. Và nó có tác động cả hai chiều: nếu bạn muốn con cái tôn trọng bạn, thì hãy tôn trọng chúng.
Trẻ con học hỏi nhờ quan sát và bắt chước theo những gì chúng nhìn thấy. Nếu vấn đề ở chỗ thiếu tôn trọng, nó có thể bắt nguồn từ cha mẹ, bạn bè, hoặc từ những ảnh hưởng khác, ví dụ như ti-vi, phim ảnh, trò chơi điện tử… Giảm đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực ấy chính là một nửa của cuộc chiến; đặt ra những chỉ dẫn rõ ràng cần phải tuân theo và sau đó duy trì một cách nhất quán tiêu chuẩn ấy chính là phần còn lại.
Cách thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ
* Đối xử với mỗi đứa trẻ như một cá thể riêng biệt.
* Nhạy cảm với cảm giác của chúng; đặt mình vào trong vị trí của chúng.
* Đừng xem thường chúng hoặc chế nhạo khi chúng ấp úng.
* Đừng cố ý làm chúng phải ngượng ngùng.
* Hỏi và gợi ý, hơn là đưa ra mệnh lệnh.
* Chú ý khi chúng nói và nghe chúng nói hết; đừng mau chóng đưa ra quan điểm của bạn.
* Nhạy cảm với cảm giác của chúng; đặt mình vào trong vị trí của chúng.
* Đừng xem thường chúng hoặc chế nhạo khi chúng ấp úng.
* Đừng cố ý làm chúng phải ngượng ngùng.
* Hỏi và gợi ý, hơn là đưa ra mệnh lệnh.
* Chú ý khi chúng nói và nghe chúng nói hết; đừng mau chóng đưa ra quan điểm của bạn.
* Đối xử với chúng như thể chúng trưởng thành hơn con người thật sự của chúng.
* Nghiêm túc suy xét ý kiến của trẻ; hãy nghĩ làm thế nào bạn có thể giúp biến ý tưởng của trẻ thành hiện thực.
Tránh hiểu lầm
* Nghiêm túc suy xét ý kiến của trẻ; hãy nghĩ làm thế nào bạn có thể giúp biến ý tưởng của trẻ thành hiện thực.
Tránh hiểu lầm
Có đôi lúc, trẻ nhỏ lựa chọn những thời điểm tồi tệ nhất để cư xử không đúng đắn, và đôi khi đó không hẳn là cư xử không đúng đắn, nhưng nói đúng hơn là hành động chọc tức. Khi cha mẹ đang căng thẳng, đang bận bịu với những công việc khác, những suy nghĩ khác, không khoẻ, hoặc đơn thuần là tâm trạng không tốt, những việc ấy có ảnh hưởng đến cách họ đối xử với con cái. Có những việc thường ngày được cho phép hoặc không chú ý đến - gây ồn ào hoặc đùa giỡn chẳng hạn - cũng khiến cha mẹ nổi cáu, dẫn đến thốt ra những lời la mắng nặng nề, ra hình phạt nghiêm khắc hơn mức phạt thông thường mà lẽ ra đứa trẻ phải chịu, hoặc có “cái nhìn” mang thông điệp “con đang gặp rắc rối”, làm cho đứa trẻ bối rối.
Trẻ con thường không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, vì thế khi cha mẹ tức giận như thế, chúng thường cho rằng chúng bị trách mắng nặng nề hơn lẽ ra chúng phải chịu, điều này dẫn đến những kết luận thậm chí nguy hại hơn, và chúng có những ý nghĩ tiêu cực: “Mẹ muốn mình không tồn tại”, “bố không thương mình”, “mình không tốt”.
Tránh những hiểu lầm làm tổn thương lòng tự tin bằng cách dừng lại ngay khi mới bắt đầu nổi giận và suy nghĩ cặn kẽ về hành vi có vấn đề. “Bố rất thích nghe con hát bài hát này thêm lần nữa, nhưng giờ bố cần phải tập trung lái xe”. “Mẹ đang nhức đầu, nên buộc mẹ phải bảo con đừng làm việc ấy ngay lúc này”. Và nếu bạn không dừng lại đúng lúc, thì cần đến lời giải thích khi sự việc đã rồi và lời xin lỗi thừa nhận mình sai. Bằng cách cho đứa trẻ một cơ hội để trở thành một phần trong cách giải pháp giải quyết vấn đề của bạn, bạn sẽ có thể biến một tình huống nguy hại trở thành một tình huống tích cực.
Sự ủng hộ tích cực
Trẻ con thường không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, vì thế khi cha mẹ tức giận như thế, chúng thường cho rằng chúng bị trách mắng nặng nề hơn lẽ ra chúng phải chịu, điều này dẫn đến những kết luận thậm chí nguy hại hơn, và chúng có những ý nghĩ tiêu cực: “Mẹ muốn mình không tồn tại”, “bố không thương mình”, “mình không tốt”.
Tránh những hiểu lầm làm tổn thương lòng tự tin bằng cách dừng lại ngay khi mới bắt đầu nổi giận và suy nghĩ cặn kẽ về hành vi có vấn đề. “Bố rất thích nghe con hát bài hát này thêm lần nữa, nhưng giờ bố cần phải tập trung lái xe”. “Mẹ đang nhức đầu, nên buộc mẹ phải bảo con đừng làm việc ấy ngay lúc này”. Và nếu bạn không dừng lại đúng lúc, thì cần đến lời giải thích khi sự việc đã rồi và lời xin lỗi thừa nhận mình sai. Bằng cách cho đứa trẻ một cơ hội để trở thành một phần trong cách giải pháp giải quyết vấn đề của bạn, bạn sẽ có thể biến một tình huống nguy hại trở thành một tình huống tích cực.
Sự ủng hộ tích cực
Khen ngợi chính là một sự động viên rất tốt. Trẻ con phát triển nhờ lời khen. Khen ngợi một đứa trẻ về hành vi tốt còn quan trọng và có ích hơn cả việc la mắng về hành vi xấu.
Có lúc những lời trách mắng và sửa dạy là cần thiết, nhưng bằng cách học ngăn chặn vấn đề bằng lời khen và sự ủng hộ tích cực khác, bạn sẽ xây dựng lòng tự tin nơi con cái của bạn và bản thân cũng ít thất vọng, mệt mỏi và chán nản hơn vào cuối ngày. Đó chính là chiến lược toàn thắng trong việc nuôi dạy con cái.
Càng tập trung vào điều tích cực, bạn sẽ càng tìm thấy nhiều điều để khen ngợi con cái và bạn sẽ ít phải đối mặt với cách cư xử không đúng đắn. Khen ngợi sẽ khuyến khích những hành động đáng được khen ngợi hơn.
Hãy kiên vững, hãy chân thành, hãy sáng tạo - nhưng hãy đáng tin. Chẳng hạn như nếu con trẻ cố làm việc gì đó mới với những kết quả tai hại, hãy khen ngợi sự nỗ lực, chứ không phải kết quả. Hoặc nếu sự cố gắng thất bại là cố ý làm bạn ngạc nhiên, hãy khen ngợi sự quan tâm. Luôn nêu bật sự tích cực, và hãy làm cho điều tốt trở nên đáng ghi nhớ.
Nghi Ân dịch
Có lúc những lời trách mắng và sửa dạy là cần thiết, nhưng bằng cách học ngăn chặn vấn đề bằng lời khen và sự ủng hộ tích cực khác, bạn sẽ xây dựng lòng tự tin nơi con cái của bạn và bản thân cũng ít thất vọng, mệt mỏi và chán nản hơn vào cuối ngày. Đó chính là chiến lược toàn thắng trong việc nuôi dạy con cái.
Càng tập trung vào điều tích cực, bạn sẽ càng tìm thấy nhiều điều để khen ngợi con cái và bạn sẽ ít phải đối mặt với cách cư xử không đúng đắn. Khen ngợi sẽ khuyến khích những hành động đáng được khen ngợi hơn.
Hãy kiên vững, hãy chân thành, hãy sáng tạo - nhưng hãy đáng tin. Chẳng hạn như nếu con trẻ cố làm việc gì đó mới với những kết quả tai hại, hãy khen ngợi sự nỗ lực, chứ không phải kết quả. Hoặc nếu sự cố gắng thất bại là cố ý làm bạn ngạc nhiên, hãy khen ngợi sự quan tâm. Luôn nêu bật sự tích cực, và hãy làm cho điều tốt trở nên đáng ghi nhớ.
Nghi Ân dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét